Tại sao bị rối loạn kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng mà gần như chị em nào cũng từng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Theo các chuyên gia, rối loạn kinh nguyệt là yếu tố đe dọa trực tiếp đến khả năng sinh sản của nữ giới. Vì vậy, hiểu được rối loạn kinh nguyệt là gì? Tại sao bị rối loạn kinh nguyệt sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Rối loạn kinh nguyệt là gì? Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt?

Đa phần chị em đều đã từng nghe đến cụm từ rối loạn kinh nguyệt nhưng chưa thực sự hiểu đúng, hiểu rõ rối loạn kinh nguyệt là gì? Theo bác sĩ Trần Thị Thành, bác sĩ chuyên khoa sản Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết: “Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường về kinh nguyệt, liên quan đến chu kỳ kinh hoặc các dấu hiệu bất thường trong ngày có kinh. Một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 – 32 ngày, trong đó có 3 – 5 ngày hành kinh với lượng máu mất đi trong mỗi lần hành kinh dao động từ 50 – 80ml. Nếu chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn hơn thời gian trên khá nhiều, lượng máu ra quá ít hoặc quá nhiều, màu sắc máu bất thường…thì chứng tỏ bạn đang gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt”.

Cụ thể các biểu hiện của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt:

  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc dài hơn bình thường

Những bất thường về chu kỳ kinh nguyệt là biểu hiện dễ nhận thấy nhất của tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Theo đó, nếu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 35 ngày thì gọi là kinh thưa, dưới 21 ngày thì gọi là kinh mau hoặc kinh ngắn. Những trường hợp này được gọi chung là chu kỳ kinh nguyệt không đều.

  • Kinh nguyệt kéo dài hoặc quá ngắn

Kinh nguyệt kéo dài còn được gọi là bị rong kinh, là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hơn 7 ngày với lượng máu có thể lên tới 120ml. Ngược lại, kinh nguyệt chỉ kéo dài 1 – 2 ngày với lượng máu dưới 20ml thì được coi là kinh nguyệt quá ngắn hay kinh mau. Nếu gặp phải tình trạng này, nữ giới cần phải cẩn thận vì không chỉ là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt thông thường mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

  • Màu sắc màu bất thường

Rối loạn kinh nguyệt là gì? Nhiều chị em thường chủ quan không để ý đến màu sắc của máu trong ngày hành kinh. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định màu sắc máu là dấu hiệu cảnh báo các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Nếu máu có màu hồng, đỏ tươi hoặc đen, lỏng như nước, kèm theo các cục máu đông thì chứng tỏ bạn đang gặp các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt hoặc các bệnh phụ khoa.

Người bị rối loạn kinh nguyệt có thể chỉ gặp một hoặc tất cả các biểu hiện trên. Ngoài ra, nếu thấy đầu ngực bị đau và tiết ra dịch màu trắng, chảy máu âm đạo bất thường, tiểu rắt, tiểu buốt…thì chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra vì đây không chỉ là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng mà khả năng mắc các bệnh phụ khoa là rất lớn.

Tham khảo thêm:

https://bsgdtphcm.vn/web/app/upload/users/2/2/my_files/home/chi-phi-kham-phu-khoa-o-da-nang-moi-nhat.html

https://bsgdtphcm.vn/web/app/upload/users/2/2/my_files/home/kham-tieu-buot-o-dau-da-nang-tot-nhat.html

https://bsgdtphcm.vn/web/app/upload/users/2/2/my_files/home/kham-nam-khoa-o-dau-quang-nam-tot-nhat.html

Tại sao bị rối loạn kinh nguyệt?

Tại sao bị rối loạn kinh nguyệt? Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt là gì? Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt bao gồm từ các yếu tố làm mất cân bằng nội tiết tố đến các bệnh lý phụ khoa, lối sống sinh hoạt…Nhìn chung, có một số nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt thường gặp như sau:

1. Rối loạn kinh nguyệt do mất cân bằng nội tiết tố

Mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân chủ yếu khiến nữ giới có kinh nguyệt không đều. Tình trạng này thường xảy ra ở những bạn gái vừa mới bắt đầu có chu kỳ kinh nguyệt hoặc phụ nữ gần độ tuổi tiền mãn kinh.

Ở những chị em vừa bước vào độ tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt thường không đều trong khoảng 1 năm đầu. Tình trạng có kinh 1 tháng rồi lại chậm kinh 2 tháng, 3 tháng là điều dễ gặp phải. Sau một vài năm, tình trạng này sẽ ổn định trở lại.

Từ độ tuổi 45 trở đi, nữ giới bắt đầu bước vào thời kỹ tiền mãn kinh. Trong khoảng thời gian này, chị em sẽ gặp phải các bất thường về kinh nguyệt như: chu kỳ kinh nguyệt không đều, lượng máu ra ít. Ngoài ra, còn kèm theo tình trạng mất ngủ, bốc hỏa, đổ mồ hôi trộm.

2. Kinh nguyệt không đều do sử dụng thuốc tránh thai

Uống thuốc tránh thai đồng nghĩa với việc nạp vào cơ thể một lượng hormone sinh dục nữ. Điều này sẽ ngăn cản hoặc làm chậm lại quá trình rụng trứng, làm biến đổi niêm mạc tử cung và ngăn ngừa sự thụ thai. Chính vì vậy, sử dụng thuốc tránh thai sẽ làm rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc muộn hơn, số lượng và màu sắc máu kinh cũng bất thường.

3. Rối loạn kinh nguyệt do mắc hội chứng buồng trứng đa nang

Thống kê cho thấy có khoảng 5 – 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Khi mắc phải hội chứng này, lượng hormone progesterone trong cơ thể tăng cao, trong khi lượng hormone estrogen sản xuất không đủ gây chậm kinh nguyệt, mất kinh nguyệt…

4. Các vấn đề về tuyến giáp gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Khoảng 44% những người có kinh nguyệt không đều gặp các vấn đề về tuyến giáp. Việc tuyến giáp tiết ra ít hoặc nhiều hormone sẽ làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt từ mức độ nhẹ đến nặng. Thiếu hormone ở tuyến giáp sẽ khiến cho chị em gặp phải tình trạng bị rong kinh, kinh nguyệt ra nhiều, đa kinh. Ngược lại, nếu hormone ở tuyến giáp tiết ra quá nhiều sẽ gây thưa kinh, thậm chí là vô kinh.

5. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt do u xơ tử cung

U xơ tử cung là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt chị em không được xem thường. Đây là tình trạng xuất hiện các khối u có kích thước từ nhỏ bằng hạt đậu cho đến to như quả táo nằm ở bên trong thành tử cung của nữ giới. Đa phần, các khối u này đều là u lành tính và có thể chữa khỏi bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến khả năng sinh sản của nữ giới.

Khi bị u xơ tử cung, chị em sẽ gặp phải tình trạng bị rong kinh. Nguyên nhân là bởi các khối u nằm gần cổ tử cung sẽ chèn ép, cản trở máu kinh nguyệt lưu thông ra ngoài. Điều này khiến máu kinh nguyệt bị ứ dồn bên trong tử cung làm cho thời gian hành kinh của chị em dài hơn so với bình thường.

6. Lạc nội mạc tử cung khiến kinh nguyệt không đều

Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa có số người mắc phải khá lớn. Trung bình 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì sẽ có 1 người mắc căn bệnh này. Lạc nội mạc tử cung được hiểu là tình trạng các tế bào nội mạc “đi lạc” và phát triển ra bên ngoài tử cung.

Chị em bị lạc nội mạc tử cung thường bị đau bụng kinh dữ dội, kinh nguyệt ra nhiều, chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh…Ngoài ra, lạc nội mạc tử cung có thể kèm theo các dấu hiệu khác như: đau đường tiêu hóa, đau rát khi quan hệ tình dục…

7. Thừa cân, béo phì gây rối loạn kinh nguyệt

Thừa cân, béo phì là nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều ở chị em. Thừa cân gây mất cân bằng hormone nội tiết tố, gia tăng nồng độ insulin gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, phụ nữ bị thừa cân, béo phì còn làm suy giảm chất lượng trứng, gia tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Vì vậy, kiểm soát cân nặng không chỉ giúp cơ thể vận động linh hoạt, giúp hạn chế mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch mà còn bảo vệ khả năng sinh sản của nữ giới một cách hiệu quả.

8. Tại sao bị rối loạn kinh nguyệt – Chế độ ăn uống không hợp lý

Nhiều chị em thực hiện chế độ ăn kiêng không hợp lý, ăn uống thiếu chất khiến hoạt động bài tiết hormone estrogen trong cơ thể giảm, gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê…cũng khiến chị em bị chậm kinh nguyệt hoặc bị rong kinh.

9. Tâm lý không ổn định gây rối loạn kinh nguyệt

Áp lực công việc, các vấn đề về gia đình, thức đêm, mất ngủ…dễ khiến bản thân rơi vào trạng thái stress, căng thẳng kéo dài. Điều này khiến lượng hormone estrogen, progesterone trong cơ thể mất cân bằng, gây tình trạng rối loạn kinh nguyệt mà cụ thể là chậm kinh nguyệt.

10. Chậm kinh nguyệt do tập thể dục quá sức

Tập thể dục giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể dẻo dai, săn chắc. Tuy nhiên, nếu tập luyện quá sức sẽ gây ra rối loạn hormone, tiêu hao quá nhiều năng lượng, sụt cân nhanh, cơ thể mệt mỏi khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều, dễ bị rong kinh, kinh nguyệt kéo dài…

11. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt do hệ quả của nạo phá thai

Thông thường, sau khi nạo phá thai khoảng 4 – 8 tuần, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, rất nhiều chị em sau khi phá thai vài tháng vẫn không thấy kinh nguyệt hoặc chu kỳ kinh không đều. Nguyên nhân có thể xuất phát từ các yếu tố sau:

  • Tử cung bị dính sau khi phá thai khiến máu kinh khó thoát ra ngoài, gây ra tình trạng bị rong kinh, kinh nguyệt kéo dài.

  • Phá thai khiến hệ thống nội tiết tố đang hoạt động bình thường để bị thay đổi, gây rối loạn nội tiết tố khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra nhiều hoặc ít hơn bình thường.

  • Buồng trứng sau khi phá thai bị suy yếu, tử cung bị tổn thương dễ gây viêm nhiễm phụ khoa, khiến chu kỳ kinh nguyệt bất thường.

12. Ung thư cổ tử cung khiến kinh nguyệt ra nhiều

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao thứ 3 ở nữ giới chỉ sau ung thư vú và ung thư buồng trứng. Bệnh giai đoạn đầu không có nhiều biểu hiện đặc biệt và dễ nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường khác. Nếu thấy kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ra nhiều, chảy máu bất thường ở âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt thì không loại trừ nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung có thể gây vô sinh và đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Do đó, nếu phát hiện cơ thể có các biểu hiện bất thường trên thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nhìn chung, rối loạn kinh nguyệt có nhiều nguyên nhân gây ra. Bất luận là nguyên nhân nào cũng ít nhiều gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Vì vậy, xây dựng lối sống lành mạnh, thăm khám phụ khoa định kỳ và nhanh chóng đến bệnh viện, phòng khám để kiểm tra khi phát hiện các biểu hiện bất thường của cơ thể là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả

Để điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả, trước hết cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Đối với nguyên nhân xuất phát từ các bệnh lý, chị em bắt buộc phải đến cơ sở y tế để được kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết nhằm đưa ra hướng điều trị kịp thời.

Đối với nguyên nhân sinh lý, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt là cách giúp điều hòa kinh nguyệt trở lại bình thường hiệu quả. Cụ thể, chị em nên lưu ý và thực hiện một số việc làm sau để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt :

  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.

  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng các món ăn.

  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, làm việc quá sức.

  • Không sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá...

  • Tập thể dục điều độ mỗi ngày nhằm tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể điều hòa và lưu thông khí huyết.

  • Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai làm ảnh hưởng đến thời gian rụng trứng.

  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần, đến các cơ sở y tế thăm khám ngay khi thấy kinh nguyệt có dấu hiệu bất thường.

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa về khái niệm rối loạn kinh nguyệt là gì? Tại sao bị rối loạn kinh nguyệt? Hy vọng những thông tin này đã giải đáp được phần nào những thắc mắc cho chị em. Nếu có những câu hỏi cần được tư vấn, bạn đọc hãy liên hệ tới hotline… để được các chuyên gia sức khỏe hàng đầu của chúng tôi giải đáp nhanh chóng, cụ thể và hoàn toàn miễn phí. Chúc chị em sức khỏe!

Nguồn tham khảo:

https://bsgdtphcm.vn/web/app/upload/users/2/2/my_files/home/kham-cat-tri-o-dau-da-nang-tot-nhat-hien-nay.html

https://bsgdtphcm.vn/web/app/upload/users/2/2/my_files/home/kham-dau-tinh-hoan-o-dau-da-nang-tot-nhat.html

https://bsgdtphcm.vn/web/app/upload/users/2/2/my_files/home/kham-chua-yeu-sinh-ly-o-da-nang-uy-tin.html

https://bsgdtphcm.vn/web/app/upload/users/2/2/my_files/home/kham-thai-o-dau-da-nang-tot-nhat-da-nang.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TOP 10 Bệnh viện nam khoa Đà Nẵng uy tín chất lượng được nhiều người lựa chọn

nhap